HOA HƯỚNG DƯƠNG
Hoa hướng dương là loài hoa có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hoa không phải là loài hoa đơn độc mà là tập hợp gồm 1000 đến 2000 bông hoa nhỏ được đính chung trên một đế hoa. Hoa hướng dương rất được ưu chuộng vào những dịp lễ tết, tùy theo văn hóa từng địa phương, từng vùng miền mà loài hoa này mang những ý nghĩa riêng, tuy nhiên ý nghĩa chung của hoa là thể hiện được niềm tin và hi vọng trong trong tình yêu, luôn hướng về những điều tươi đẹp nhất. Hoa thường được dùng để trang trí bởi vẻ đẹp rực rỡ mà nó mang lại, ngoài ra hướng dương còn là một trong số ba loài cây lấy dầu quan trọng nhất gồm có đậu nành và cải dầu. Hoa rất dễ trồng và chăm sóc.
Kỹ thuật trồng hoa hướng dương
Đầu tiên, ta cần ngâm hạt hướng dương vào nước ấm khoảng 8 – 9 tiếng, nên để hạt hướng dương ở nơi thoáng mát và được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhẹ.
Sau đó, ta cho đất hữu cơ đầy 3/4 chậu ươm. Ta có thể dùng loại chậu ươm sinh học, được làm từ xơ dừa hoặc chấu, chậu ươm này rất tốt cho sự phát triển của cây vì có khả năng tự phân hủy sau một thời gian gặp đất. Chính vì thể, ta có thể trồng ngay chậu hướng dương giống sau khi nảy mầm xuống đất hoặc vào chậu cây cảnh. Thời điểm ươm hoa hướng dương tốt nhất là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Chú ý nếu chúng ta trồng hạt hướng dương quá sớm thì phải trồng ở trong nhà vì điều kiện thời tiết không tốt như có sương và giá lạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm hoa hướng dương. Chú ý khi gieo hạt giống hoa hướng dương ta chỉ gieo một hạt cho một chậu. Dùng tay ấn nhẹ hạt hướng dương giống xuống dưới bề mặt đất, độ sau khoảng 2,5 cm là tốt nhất. Chú ý, không được để đất bị úng nước.
Khi hạt giống đã nảy mầm, chúng ta phải tưới nước đều đặn và để cây ở trong nhà, nơi có ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt. Lưu ý: không được để cây tiếp xúc với ánh sáng quá gắt, điều này sẽ làm cây không phát triển được.
Khi chúng ta quan sát thấy rễ của cây hướng dương non bắt đầu mọc qua đáy của chậu ươm, cây cao khoảng 40cm thì chúng ta bắt đầu mang đi trồng (có thể trong chậu cảnh hoặc ở ngoài vườn).
Lưu ý: Đất trồng hướng dương dù ở trong chậu cảnh hay ở ngoài vườn đều cần được bón thêm phân hữu cơ để tăng chất dinh dưỡng cho đất.
Ngoài ra, để cây cứng cáp và không bị đổ khi gặp gió, chúng ta cần cắm một que đỡ vào bên cạnh mỗi gốc hoa hướng dương, sau đó dùng dây buộc thân của hoa hướng dương vào chúng trong khoảng 70 – 90 ngày.
Cần tăng cường bón phân loãng cho cây khi cây được khoảng 4 tháng tuổi và cần phải giữ cho đất trồng hướng dương được ẩm, bón phân hai tuần/lần để tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây hướng dương. Một số loại phân thường được sử dụng như: Phân NPK, phân bón lá... Ngoài ra, chúng ta cần bắt các loại sau bệnh gây hại cho cây như: sâu bướm, mọt và loại bỏ những lá vàng hay lá úa. Đồng thời khi thấy các dấu hiệu bất thường, có thể gây hại cho cây như vi khuẩn, nấm mốc, cỏ dại thì chúng ta cần dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt.
Chú ý: Nếu trồng hoa hướng dương ở trong chậu thì chúng ta nên thay đất cho cây 9 đến 10 tháng 1 lần và cần tỉa cành cho cây khoảng 3 lần/năm vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu.
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa
- Gia đoạn nảy mầm: Hạt hướng dương nảy mầm thành cây con, là cây có hai lá mầm và lá dài không quá 4cm.
- Giai đoạn sinh dưỡng:
Có thể xác định bằng cách đếm lá, chúng ta đếm những lá dài từ 4cm trở lên. Bắt đầu là V1, sau đó đến V2, V3... Nếu các lá bên dưới bị rụng thì chúng ta đếm các vết lá để lại ở trên cây (trừ lá mầm) để xác định được giai đoạn thích hợp.
- Giai đoạn sinh sản bao gồm các giai đoạn như sau:
+ Chồi đính đã hình thành từ một đầu hoa nhỏ, không phải một nhóm lá non như bình thường. Khi chúng ta nhìn từ trên xuống, các lá non tạo thành hình sao với nhiều đầu nhọn
+ Các chồi hoa hướng dương non kéo dài, khoảng cách từ chồi hoa đến lá gần nhất đính với thân là 0,5 – 2 cm, không kể các lá đính trực tiếp dưới chồi
+ Chồi hoa non tăng khoảng cách với lá gần nhất hơn 2cm
+ Hoa hướng dương bắt đầu nở, khi chúng ta nhìn từ trên cao xuống thấy các hoa ở phía bìa chưa trưởng thành
+ Hoa nở hoàn toàn, hoa ở phía bìa bắt đầu héo dần dần
+ Đến hoa chuyển sang màu vàng nhạt nhưng lá bắc vẫn còn xanh
+ Khi lá bắc chuyển sang màu vàng nâu, cây được xem như đã trưởng thành về măt sinh lý.
Một số lưu ý
+ Nhiệt độ: Hoa hướng dương chịu được cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao, tuy nhiên tốt nhất là nhiệt độ thấp: Nhiệt độ tốt nhất cho sự nảy mầm của hạt là 8 – 100C. , nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là 21 – 260C. Cây có thể chịu được nhiệt độ -50C.
+ Ánh sáng: Hoa hướng dương rất ưa ánh nắng, ánh nắng mặt trời cần thiết cho sự phát triển của cây.
+ Nước: Cần phải tưới đầy đủ nước cho cây, tuy nhiên cây lại không chịu được sự ngập úng, chính vì thế cần có chế độ tưới tiêu phù hợp để cây phát triển tốt.